Dịch vụ CTXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội

- Căn cứ Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12;

- Căn cứ Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12;

- Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (gọi tắt là Nghị định 136);

- Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (gọi tắt là Nghị định 28);

- Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP  ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

- Căn cứ Quyết định số 3035/QĐ-UBND ngày 05/11/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc kiện toàn đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lào Cai thành Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai;

- Căn cứ Quyết định số 85/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai;  

1. Tiếp nhận các đối tượng:

1.1. Người khuyết tật: Theo mục 1 Điều 45, Luật số 51/2010/QH12 của Quốc hội về Luật Người khuyết tật và Điều 18 Nghị định 28: Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở Bảo trợ xã hội.

1.2. Người cao tuổi: Theo khoản 2 Điều 18 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12: Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.

1.3. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 136:

+) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

+) Mồ côi cả cha và mẹ;

+) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

+) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

+) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

+) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

1.4. Người từ 16 – 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 mà đang học phổ thông, học nghê, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;

1.5. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác;

1.6. Các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp:

+) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị mua bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động.

+) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.

+) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.

2. Các dịch vụ được hưởng:

- Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng dài hạn đối tượng bảo trợ xã hội.

- Cung cấp nơi ăn, ở an toàn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của đối tượng.

- Chăm sóc về sức khỏe, hỗ trợ về y tế.

- Dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý.

- Tổ chức các hoạt động về tinh thần để nâng cao đời sống.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia các hoạt động chung của Trung tâm và cộng đồng.

- Hỗ trợ đối tượng trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng.

3. Thủ tục vào Trung tâm.

3.1. Thủ tục, hồ sơ đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

a) Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại Trung tâm CTXH tỉnh Lào Cai của đối tượng hoặc người giám hộ có xác nhận của xã/phường (theo mẫu số 10 của Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017);

b) Sơ yếu lý lịch của đối tượng có dán ảnh và xác nhận của UBND cấp xã/ phường (Mẫu số 09 của Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014);

c) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Mẫu 1a Thông tư liên tịch số 29/2014TTLT- BLĐTB

 XH-BTC ngày 24/10/2014);

d) Bản sao Giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;

e) Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt cấp xã/phường ( theo mẫu số 11 của Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017)

f) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường gửi Huyện/ thành phố;  

g) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/Thành phố gửi Trung tâm Công tác xã hội tỉnh;

h) Quyết định tiếp nhận đối tượng của Giám đốc vào nuôi dưỡng chăm sóc tại Trung tâm;

9. Trường hợp Trẻ bị nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

* Các giấy tờ kèm theo:

- Sổ hộ nghèo hoặc các giấy tờ liên quan miễn giảm (nếu có);

- Chứng minh thư nhân dân (nếu có)

- Thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)

- Bản sao sổ hộ khẩu

- Hồ sơ học sinh (nếu có)

- Giấy chứng tử của cha mẹ đối tượng khi đã mất

- Biên bản thẩm tra xác minh của Trung tâm Công tác xã hội

- Biên bản giao, nhận đối tượng vào Trung tâm Công tác xã hội

- Ảnh 3x4, 4x6.

 3.2. Thủ tục, hồ sơ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp.

a) Biên bản tiếp nhận có chữ ký của người phát hiện, đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Riêng đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận phải có chữ ký của đối tượng (có ảnh đối tượng kèm theo);

b) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (theo mẫu số 10 của Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017);

c) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);

d) Biên bản xác minh đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng (nếu có);

e) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;

f) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện/thành phố gửi Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai;

g) Quyết định tiếp nhận đối tượng của Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai;

Tin khác





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập